Hướng dẫn Nghiên cứu từ khóa toàn tập cho Newbie

Chào các bạn, ở bài viết trước mình đã định nghĩa khái niệm làm SEO đúng là như thế nào, và để trở thành SEOer chất lượng chúng ta cần trang bị những gì. Tiếp theo, mình gửi đến các bạn bài viết “Hướng dẫn toàn tập” về một phần có thể nói là cực kì, cực kì quan trọng quyết định việc làm SEO của bạn đó là “Nghiên cứu từ khóa”.

Khi làm website bán sản phẩm hay những hình thức kiếm tiền online, chẳng hạn làm website affiliate marketing hay Youtube, nhiều bạn thường hay bỏ qua việc nghiên cứu từ khóa khi thực hiện các chiến dịch SEO, nhưng bạn nên biết đây là công đoạn ảnh hưởng rất lớn đến sự thành bại.

Ban đầu mình dự định ở mỗi công đoạn quan trọng như Nghiên cứu từ khóa, SEO On-page, SEO Off-page mình sẽ chia thành từng phần nhỏ để các bạn học dần, nhưng suy nghĩ kĩ mình quyết định sẽ đầu tư cho mỗi phần một bài viết dạng hướng dẫn toàn tập với nội dung tổng hợp đầy đủ kiến thức ở mảng đó để bạn có thể tra cứu lại bất cứ khi nào cần tham khảo mà không phải tìm từng bài riêng lẻ.

Mình sẽ đi qua từng phần cơ bản nhất, bạn sẽ thực hành song song cho việc Nghiên cứu từ khóa của bản thân trong khi đọc bài viết. Hướng dẫn của mình để có thể hiểu tận gốc luôn nhé. Vì nội dung sẽ khá dày nên nếu bạn không hiểu ở vấn đề nào hãy để lại comment bên dưới mình sẽ thảo luận cùng bạn  😉

Hướng dẫn nghiên cứu từ khóa cho newbie từ a-z

1. Cơ chế làm việc của Google

Trước khi đi chi tiết vào phần Keyword và Keyword Research, mình muốn nói sơ qua về Cơ chế làm việc của Google để các bạn có thể hình dung cách thức mà Website của mình được Google index và xuất hiện trong kết quả tìm kiếm là như thế nào.

Cơ chế dò tìm của Google Bot

Đây là video Matt Cutts giải thích các hoạt động của Search Engine.

Mình sẽ tóm tắt lại Cơ chế làm việc của Google Search Engine như sau :

Đầu tiên, có một sự thật là công cụ tìm kiếm của Google không phải là con người. Vậy nên sẽ có sự khác nhau giữa việc đánh giá, nhận xét nội dung một Website giữa con người thật và công cụ tìm kiếm. Search Engine được tạo thành và làm việc dựa trên các thuật toán, nó sẽ tìm kiếm nội dung theo định hướng được truy vấn.

Mặc dù công cụ tìm kiếm này liên tục được Google cập nhật công nghệ hiện đại tuy nhiên nó vẫn không đủ thông minh để cảm nhận được vẻ đẹp của một mẫu thiết kế, đánh giá được âm thanh hay cảm thụ được những chuyển động trong video nào đó.

Vì vậy khi công cụ tìm kiếm thu thập dữ liệu, nó sẽ chỉ nhìn vào các văn bản cụ thể dưới định dạng mã HTML để hiểu được website này đang muốn nói đến điều gì.

Công cụ tìm kiếm có 3 bộ phận chính như mình đã trình bày ở dạng hình ảnh bên trên cho bạn dễ theo dõi.

(1) Bộ phận thu thập dữ liệu (Crawl) : Hay bạn còn được nghe những tên gọi khác mà giới làm SEO thường gọi như Google Spider, Google Bot, Con bọ tìm kiếm, Nhện tìm kiếm…

Đây là quá trình mà con bọ này sẽ đi từ trang này sang trang khác để khám phá các nội dung và liên kết có trong website của bạn, con bọ này cố gắng tìm các trang web mới và cập nhật thêm vào chỉ mục của Google.

Có thể xem đây là bước Google Bot tìm kiếm, cập nhật những dữ liệu mới, website mới và sắp xếp lại, thay đổi các website hiện có hoặc loại bỏ các liên kết không tồn tại.

(2) Bộ phận lập chỉ mục (Index) : Đây là quá trình xây dựng cơ sở dữ liệu, từ khóa, các trang web và các trang liên quan đến một lĩnh vực nào đó.

(3) Rank (Bộ phận Xử lí – Tính toán – Xếp hạng ) : Đây là công đoạn tính toán của Google nhằm cung cấp các kết quả cho người tìm kiếm. Theo thống kê, có đến hơn 200 yếu tố được sử dụng để xếp hạng trang web.

Tuy nhiên, bạn không phải quá lo lắng, nếu đã đọc qua sứ mệnh của Google mà mình đã nhắc đến ở bài viết trước bạn sẽ biết, Google luôn ưu tiên cho những trang web có nội dung chất lượng và có những liên kết tốt trỏ về website.

Đến đây bạn đã hiểu rất rõ về cách thức mà Website bạn được Google index và xếp hạng như thế nào rồi thì chúng ta vào phần cực kì quan trọng thôi.

Như bạn đã thấy, để người dùng tìm đến đúng trang web của mình thì việc lựa chọn đúng Từ khóa mà người tìm kiếm sẽ nhập vào thanh Search là công việc đầu tiên cần phải làm tốt nếu muốn SEO có kết quả.

2. Từ khóa là gì ?

Từ khóa là một từ hoặc cụm từ xác định chủ đề, khái niệm hay một đối tượng cụ thể nào đó. Khi người dùng cần tìm kiếm một sản phẩm/ dịch vụ nào đó, họ cần nhập vào thanh công cụ một số từ hay cụm từ liên quan đến sản phẩm/ dịch vụ đó để được trả về danh sách theo thứ tự xếp hạng những trang web liên quan đến dịch vụ/ sản phẩm đó.

Với người làm SEO, từ khóa là các từ và cụm từ mà bạn muốn xếp hạng trong công cụ tìm kiếm. Nếu bạn là một người kinh doanh nước hoa nam Paris cao cấp, từ khóa của bạn có thể là “nước hoa nam Paris” hay là “nước hoa nam Paris cao cấp”.

Từ khóa mà bạn làm SEO, sẽ là những cụm từ mà bạn muốn, bạn nghĩ rằng mọi người sẽ nhập vào ô tìm kiếm và sau đó kết quả hiện ra website của bạn, mọi người sẽ click vào và truy cập vào trang Web bạn làm.

3. Các “loại” và “kiểu” từ khóa

LOẠI TỪ KHÓA

Từ khóa gồm 3 loại : Từ khóa thương hiệu, Từ khóa thông tin và Từ khóa hành vi mang tính chuyển đổi.

blank

KIỂU TỪ KHÓA

Từ khóa có 2 kiểu là : “Long Tail” và “Fat Head”

Long Tail là những từ khóa dài , được lựa chọn mang tính chiến lược ngắn, chi phí đầu tư thấp, thời gian ngắn

Fat Head là những từ khóa ngắn, tìm kiếm nhiều, độ cạnh tranh cao/rất cao, mang tính chiến lược lâu dài, chi phí cao, thời gian dài.

Và Long Tail Keyword không phải mãi mãi luôn là Long Tail Keyword, qua thời gian chu kỳ từ 6 tháng – 12 tháng nó dần sẽ trở thành từ khóa ngắn Fat Head.

Bây giờ chúng ta sẽ cùng tìm hiểu xem, giữa 2 kiểu từ khóa Long Tail và Fat Head này, thì kiểu từ khóa nào hiệu quả hơn để làm SEO, có tỉ lệ chuyển đổi cao hơn hay nói một cách dễ hiểu là với tư cách người dùng, bạn sẽ gõ vào ô tìm kiếm của Google kiểu từ khóa nào khi cần tìm mua một sản phẩm/dịch vụ.

Chúng ta cùng nhìn qua 2 biểu đồ thống kê dưới đây của Moz.com – công ty SEO hàng đầu thế giới hiện này để tìm câu trả lời nhé.

blank

Biểu đồ 1

blank

Biểu đồ 2

Từ 2 biểu đồ thống kê trên, có thể dễ dàng nhận thấy được Long Tail Keyword là từ khóa mang tính chuyển đổi cao, đại diện cho nhu cầu tìm kiếm của người dùng.

Điều này cũng rất dễ hiểu, mình lấy ví dụ dạo này thời tiết Sài Gòn trở lạnh, bạn cần tìm mua áo khoác tặng gấu thì không thể nào mà bạn lên Google và Search với Fat Head Keyword là “áo khoác” cả, ít nhất cũng phải là “áo khoác nữ“, và theo xu hướng hơn nữa bạn sẽ Search là “áo khoác nữ hàn quốc”  hoặc “áo khoác nữ hàn quốc vải nỉ” .

Vậy đó. Làm SEO là làm Marketing với kênh tiếp thị số, hành vi thường ngày của bạn thế nào thì khách hàng/ người dùng của bạn cũng vậy. Cứ từ đó mà mang vào tư duy làm SEO là sẽ ổn thôi.

4. Tầm quan trọng của Nghiên cứu từ khóa trong SEO

Nghiên cứu từ khoá trong SEO

Như mình đã nói ở trên thì Từ khóa là những từ/ cụm từ được sử dụng để tối ưu hóa nội dung của một trang web, để người dùng có thể tìm đến và truy cập trực tiếp vào trang web thông qua truy vấn tìm kiếm khi nhập vào thanh Search của Google.

Nghiên cứu từ khóa là công đoạn cực kì quan trọng khi làm SEO, bởi nếu bạn chọn sai từ khóa, nhắm mục tiêu SEO cho những từ khóa sai sẽ dẫn đến lãng phí công sức, thời gian và cả tiền bạc cho chiến dịch SEO chỉ vì bạn không có được vị trí xếp hạng tốt trong các lĩnh vực mà bạn thật sự muốn.

Còn nếu bạn tiến hành Nghiên cứu từ khóa kĩ càng, chọn được từ khóa hợp lý và chính xác, sẽ giúp gia tăng cơ hội được xếp hạng tốt trên bảng kết quả tìm kiếm của Google.

Với một từ khóa chính xác cho đúng sản phẩm/dịch vụ cần làm, bạn sẽ gia tăng thêm lượng truy cập hàng ngày vào Website một cách đáng kể, quan trọng hơn, đó đều là những khách hàng truy cập đúng đối tượng mục tiêu mà bạn nhắm tới.

Đến đây bạn đã hiểu vì sao ở bài viết trước, khi giới thiệu đến các bạn khái niệm SEO là gì và Những lưu ý quan trọng để SEO chất lượng, mình lại đặt công việc “Nghiên cứu sản phẩm” và “Nghiên cứu từ dùng” lên đầu chưa ?

Chỉ có thấu hiểu sản phẩm, thấu hiểu người dùng bạn mới có thể sàng lọc ra những từ khóa hợp lý, chất lượng cho chiến dịch SEO của bạn. Có nhiều cách để chọn được Từ khóa tốt, bao gồm cả bằng tư duy và bằng công cụ hỗ trợ, mình sẽ nói chi tiết ở bài viết sau về cách Hướng dẫn Nghiên cứu từ khóa.

5. Tỷ lệ chuyển đổi của Từ khóa (CRO – Conversion Rate Optimization)

blank

Biểu đồ trên cho ta thấy rõ tỷ lệ chuyển đổi của Từ khóa có độ dài trung bình 4 từ là cao nhất . Thông thường với từ khóa là tiếng Việt thì độ dài trong khoảng từ 5-10 từ là có tỷ lệ chuyển đổi cao.

Bạn đừng cảm thấy quá khó khăn ở công đoạn chọn lựa từ khóa này, ngay từ đầu mình đã nói rất kỹ, hơn nhau ở chỗ là bạn có hiểu được Sản phẩm/ Dịch vụ và Đối tượng khách hàng của mình hay chưa.

Mình sẽ cung cấp cho các bạn một Quy trình Nghiên cứu từ khóa chi tiết từ A-Zkết hợp giữa tư duy, kiến thức sẵn có của chính bạn và sử dụng các công cụ hỗ trợ mạnh mẽ cho việc chọn lọc từ khóa đáp ứng các tiêu chí : cạnh tranh thấp, lượng tìm kiếm ổn định, tỷ lệ chuyển đổi cao.

6. Quy trình Nghiên cứu từ khóa từ A-Z cho Newbie

Quy trình nghiên cứu từ khóa của mình trình bày chi tiết ra thì sẽ dài nhưng trước tiên mình muốn tóm tắt nó qua bước cho các bạn dễ hình dung như sau :

  • Bước 1: Tự tìm hiểu thông tin về Sản phẩm/Dịch vụ cần làm SEO dựa vào kinh nghiệm, kiến thức của bản thân, hỏi thăm ý kiến khách hàng/ bạn bè/ người thân.

  • Bước 2: Nghiên cứu đối thủ cùng lĩnh vực, cùng Sản phẩm/Dịch vụ để tìm ra các Keywords đối thủ đã và đang làm SEO.

  • Bước 3: Sử dụng các công cụ hỗ trợ để nghiên cứu lưu lượng truy vấn, tiềm năng và thách thức của từng Keywords.

  • Bước 4: Tổng hợp toàn bộ Keywords đã tìm được để tạo thành từng nhóm Keywords, sau đó xây dựng kế hoạch SEO tiếp theo.

Giờ mình sẽ đi vào cụ thể từng bước bạn nên làm những công việc gì để thực hiện từng công đoạn một cách dễ dàng nhất. Mình trình bày rất chi tiết, bạn chỉ cần chịu khó đọc và nghiền ngẫm lại 1-2 lần là sẽ rõ hết nhé  😉 , có bất kì thắc mắc nào khi đọc bài viết của mình bạn cứ thoải mái để lại comment bên dưới mình sẽ reply nhanh nhất có thể.

Bước 1 : Mình còn gọi là bước Nghiên cứu từ khóa không dùng công cụ hỗ trợ. Ở bước này bạn sẽ:

– Hỏi ý kiến khách hàng/ bạn bè/ người thân. Dựa vào kinh nghiệm hiểu biết của bản thân bạn về lĩnh vực bạn cần SEO nhằm đưa ra Keywords phù hợp.

– Phân chia các từ khóa tìm kiếm mà bạn nghĩ ra được theo các mục đích cụ thể như :

+ Mục đích tìm hiểu thông tin

+ Mục đích tăng lượt truy cập.

+ Mục đích thương mại, mua bán, đặt hàng.

– Dựa vào chính Sản phẩm/Dịch vụ mà bạn hoặc công ty bạn làm SEO cho đang cung cấp. Vì thường thì các Sản phẩm/ Dịch vụ mà công ty đang kinh doanh cũng chính là những Keywords mà khách hàng đang tìm kiếm thông tin liên quan đến Sản phẩm/ Dịch vụ của bạn.

Bước 2,3 : Mình gọi đây là công đoạn Nghiên cứu từ khóa có kết hợp Công cụ hỗ trợ để tăng tính chính xác, hiệu quả thực tế.

– Bạn sử dụng các công cụ như sau :

Google Suggest ( hay còn gọi là Google Search Box ) : bạn có để ý khi bạn vừa nhập vào 1-2 từ khóa nào đó, ô tìm kiếm của Google sẽ hiển thị ra 1 danh sách các từ khóa dài gợi ý, đây là những từ khóa mà mọi người thường tìm kiếm cho đối tượng mà bạn cần. Bạn có thể thu thập ý tưởng từ những gợi ý này.

blank

Google Keyword Planner – 1 công cụ miễn phí từ Google để phục vụ cho các nhà quảng cáo xem từ khóa nào ở lĩnh vực họ chọn được tìm nhiều trên Google và độ cạnh tranh thế nào. Hoặc một công cụ cực mạnh mẽ khác với tính năng hoàn toàn tương tự mà giao diện dễ sử dụng hơn đó là KeywordTool.io

Với Google Keyword Planner đầu tiên bạn cần vào Google Adword để đăng ký 1 tài khoản,  khi đăng ký tài khoản thì Google có yêu cầu bạn nhập VISA để qua bước tiếp theo, tuy nhiên hãy làm theo video sau đây của anh Lee Nam (VietMOZ) để bỏ qua bước nhập VISA này (Bạn có thể lấy VISA ra nhập cũng được) :

Khi đã đăng ký xong, các bạn vào Google Adword, chọn mục Tool và click chọn công cụ Keyword Planner

Sau đó nhấn tiếp vào “Search for new keywords… category”

Tại đây bạn sẽ chú ý 2 mục :

Your product or service : điền 1 vài từ khóa mà bạn nghĩ ra trước đó.

Targeting : nhằm khoanh vùng đối tượng mục tiêu, ngôn ngữ.

Rồi nhấn Get Ideas và bạn sẽ được trả về 1 bảng kết quả. Tại đây bạn sẽ có 1 danh sách dài các từ khóa liên quan đến lĩnh vực của bạn mà người dùng tìm kiếm trên Google.

  • Cột Avg Monthy Searches : Là lượng tìm kiếm trung bình mỗi tháng của từ khóa tương ứng
  • Cột Competition : Cạnh tranh quảng cáo Adword, làm SEO bạn không cần quan tâm.

Đến đây với cách làm kết hợp công cụ hỗ trợ như đã trình bày, bạn sẽ có rất nhiều từ khóa để bổ sung vào danh sách từ khóa ban đầu có được mà không dùng công cụ, cộng thêm có được số liệu thống kê chính xác cho lượng tìm kiếm và độ cạnh trang. Bạn đừng ham những từ khóa ngắn có lượt tìm kiếm cao, sẽ rất cạnh tranh trên google.

Bước 4 : Đến đây bạn chỉ còn phân loại, chọn lọc những từ khóa dài vào những mục đích phân chia ban đầu đã liệt kê ở bước 1 để tạo thành từng nhóm Keywords, sắp xếp mức độ ưu tiên các từ khóa theo mục đích Kinh doanh và tiến hành kế hoạch SEO thôi.

Xem thêm : Hướng dẫn chi tiết cách sử dụng Google Keyword Planner tìm từ khóa tiềm năng

7. Công thức hỗ trợ lựa chọn TỪ KHÓA đơn giản, hiệu quả

Với công thức này, công đoạn chọn Từ khóa của các bạn sẽ đảm bảo những yếu tố cơ bản sau :

  • Từ khóa sẽ là từ khóa dài.
  • Có tỷ lệ chuyển đổi cao.
  • Vận dụng được tư duy, khả năng Marketing thấu hiểu khách hàng để Brainstorm từ khóa mà chưa cần dùng đến công cụ.
blank
  • Keyword – Từ khóa chính cho sản phẩm/ dịch vụ cần SEO.
  • Brand – Thương hiệu sản phẩm/dịch vụ.
  • Adjective – Tính chất 
  • Target Audience – Đối tượng
  • Local – Địa điểm

Công thức này rất đơn giản, ưu điểm của nó là giúp bạn phát huy tối đa khả năng brainstorm từ khóa bằng tư duy và kiến thức vốn có của bản thân về loại sản phẩm/dịch vụ mà bạn đang làm SEO. Sẽ không giới hạn bạn ở một tiêu chuẩn nào, những gì bạn cần làm chỉ là liệt kê ra hết ở mỗi cột những từ mà bạn nghĩ ra được. Mình lấy ví dụ : mình làm SEO cho website bán nước hoa. Mình sẽ liệt kê ra những gì mình nghĩ được như sau :

  • Keyword : nước hoa
  • Brand : Channel / Hugo Boss / Sexy 212 / …
  • Adjective : Cao cấp / Chính hãng / Hàng hiệu / Quyến rũ / Mạnh mẽ / Nam tính / Nữ tính / ….
  • Target Audience : cho nam / cho nữ / cho quý ông / …
  • Local : HCM / Hà Nội / Quận 1 / Quận 3 / …

Sau đó chỉ cần thực hiện thủ công phép toán tổ hợp lại là bạn đã dễ hàng có 1 list từ khóa dài có tỷ lệ chuyển đổi cao cho sản phẩm của mình, dựa vào độ ưu tiên cho chiến dịch SEO bạn sẽ quyết định được nên bắt đầu làm SEO cho từ khóa nào . Ví dụ mình đang cần đẩy mạnh cho trang nước hoa nam mình sẽ SEO từ khóa : “nước hoa nam Channel chính hãng HCM” . 

Mình không bao giờ là tín đồ của một công thức hay khuôn mẫu rập khuôn nào cả. Với công thức này cũng thế, đó chỉ là một cái gốc đầy đủ cho bạn tư duy từ khóa trước khi sử dụng công cụ. Bạn nên sử dụng linh hoạt, không gò bó về thứ tự tiêu chí cũng như không nhất thiết phải đầy đủ các mục đó.

Mình sẽ có một bài viết về Quy trình xây dựng kế hoạch SEO của bạn khi tiếp nhận một dự án bất kỳ, để từ đó có những quyết định đúng đắn cho mức độ ưu tiên và kiểu từ khóa phù hợp.

Cái hay của làm SEO đó là bạn đang làm Marketing trên nền tảng website, bạn cũng cần có những tư duy như những Traditional Marketer thực thụ. Chỉ cần trả lời được những câu hỏi sau : 

  • Ai sẽ tìm đến website của bạn ? ( Độ tuổi, Thu nhập, Giới tính, Vị trí địa lý, Sở thích…)
  • Họ cần gì và chúng ta sẽ mang lại gì cho họ ?

Đặt bản thân vào vị trí của khách hàng, bạn sẽ có câu trả lời.

Xem thêm : Quy trình Nghiên cứu từ khóa SEO 90 phút

8. Đánh giá độ khó của từ khóa

Mình đã đi qua Quy trình Nghiên cứu từ khóa căn bảnCách tìm ra từ khóa để làm SEO bằng công cụ và bằng tư duy cá nhân. Tiếp theo đây sẽ là bước cuối cùng trong công đoạn Nghiên cứu từ khóa đó là “Đánh giá độ khó của từ khóa” cần SEO.

Bước này sẽ cho bạn câu trả lời và giúp bạn cho cái nhìn đúng cho từ khóa mình lựa chọn có khả thi không, có mang lại giá trị chuyển đổi không và nếu bạn là một SEO Leader hay một Freelancer làm SEO, bạn sẽ ước lượng được với độ khó này, mức cạnh tranh này thì sau bao lâu thì từ khóa sẽ lên TOP.

Ở phần này chúng ta sẽ cần dùng một chút công cụ miễn phí của Google để trợ giúp cho việc đánh giá từ khóa thông qua thống kê Search Volume (lượng tìm kiếm Google) đó là công cụ Google Keyword Planner,cách sử dụng công cụ này cũng như thao tác đăng ký tài khoản mình đã trình bày ở trên bạn có thể xem lại.

Để đánh giá độ khó của một từ khóa, mình sẽ quan tâm đến 4 khía cạnh như sau :

1. Tỷ lệ chuyển đổi của từ khóa .

Chúng ta sẽ đánh giá độ khó của từ khóa thông qua tỷ lệ chuyển đổi của nó. Tỷ lệ chuyển đổi của từ khóa mình đã giải thích ở bài viết trước , nếu bạn chưa nắm vững hãy đọc lại lần nữa. Mỗi một từ khóa được search ở ô tìm kiếm mang một mục đích khác nhau. Tại đây mình muốn bổ sung một chút về kiến thức từ khóa cho bạn.

– Bạn cần quan tâm đến một khái niệm gọi là “Ý định của khách truy cập” (Traffic Intent) , với Traffic Intent mình sẽ chia thành 2 loại : Chủ động (Có dự định cụ thể liên quan đến việc mua hàng) và Thụ động (Chưa có dự định mua hàng, phần nhiều chỉ tham khảo thông tin).

– Điều này là rất quan trọng để hiểu rõ ý định của khách truy cập vào website của bạn. Có một sự thật là không nhiều khách truy cập ở lần đầu vào website sẽ sẵn sàng thực hiện mua hàng. Không cần là một nhà phân tích hành vi, bạn sẽ dễ dàng phân tích được ý định của họ thông qua truy vấn tìm kiếm.

– Cụ thể như sau :

Mình sẽ liệt kê ra những dạng từ khóa đi kèm với từ khóa chính trong truy vấn tìm kiếm của người dùng với cả 2 trường hợp Chủ động và Thụ động để bạn có thể phân tích được khách hàng của mình.

Mình liệt kê song ngữ Việt – Anh luôn nhé, các bạn làm MMO cũng áp dụng được luôn cho trang web Niche Site hoặc Authority Site, bạn sẽ biết người dùng thường tìm kiếm như thế nào.

blank
blank

Mình lấy ví dụ nhóm 2 từ khóa “Digital Marketing” và “học Digital Marketing“, bạn có thể hình dung nếu bạn lên Google và search với từ “Digital Marketing“, có thể bạn đang muốn tìm hiểu xem Digital Marketing là gì, tìm đọc kiến thức về nó chứ chưa có hành vi cụ thể.

Ngược lại nếu bạn search với từ khóa “học Digital Marketing” thì rõ ràng rồi, bạn đang muốn tìm nơi để học Digital Marketing, từ khóa này có xu hướng hành vi và mục đích cụ thể hơn nhiều. Và vì thế, nó có tỷ lệ chuyển đổi cao hơn so với từ khóa “Digital Marketing”.

Theo quan điểm, kinh nghiệm của rất nhiều chuyên gia làm SEO thì những từ khóa dài thường có tỷ lệ chuyển đổi cao hơn và cũng dễ SEO hơn vì nó ít cạnh tranh.

Những từ khóa ngắn “Fat Head” thì tỷ lệ chuyển đổi thấp hơn dù lượng tìm kiếm cực cao bởi nó quá cạnh tranh.

Tuy nhiên, xu hướng SEO ở 2016 và thời gian tới, với sự update thuật toán liên tục của Google đặc biệt là Thuật toán Google Hummingbird thì liệu Long-tail Keyword có còn là bá chủ nữa không hay còn một kiểu từ khóa khác chúng ta cần quan tâm và tập trung khai thác nó đó là Medium-tail Keyword, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu ở Series Kiến thức SEO nâng cao.

2. Đánh giá độ khó của từ khóa thông qua Search Volume ( Lượng tìm kiếm của người dùng)

Mình sử dụng tiếp 2 từ khóa ở ví dụ trên là “Digital Marketing” và “học Digital Marketing” để tham khảo thống kê lưu lượng tìm kiếm bằng Google Keyword Planner, cách sử dụng rất dễ nhé bạn cứ xem lại ở bài viết trước. Kết quả như sau :

Như hình bạn có thể thấy lượt tìm kiếm của từ “digital marketing” rất cao, cao hơn gấp nhiều lần so với từ “học digital marketing” . Lượng tìm kiếm cao như thế cũng đồng nghĩa với việc từ khóa này cực kì cạnh tranh và độ khó cũng cao hơn rất nhiều.

Thường thì những từ khóa ngắn sẽ có lượng tìm kiếm cao và cao hơn nhiều lần so với từ khóa dài. Tuy nhiên có một số trường hợp kết quả sẽ ngược lại. Mình lấy ví dụ với từ khóa “du lịch” và “du lịch phú quốc”, bạn xem hình dưới đây :

Từ khóa “Du lịch phú quốc” dài hơn nhưng có lượng tìm kiếm cao hơn. Với trường hợp này, chúng ta sẽ cần kết hợp thêm tiêu chí Tỷ lệ chuyển đổi của từ khóa để đánh giá nữa. Và với trường hợp này, từ khóa “Du lịch phú quốc” có lượng tìm kiếm cao hơn nhưng dài hơn và tỷ lệ chuyển đổi cũng tốt hơn so với từ “du lịch” , vì vậy từ khóa này sẽ có độ khó thấp hơn so với từ “Du lịch”.

3. Nghiên cứu từ khóa của đối thủ đang cùng SEO từ khóa đó.

Có câu “Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng”, không sai. Trong SEO chúng ta càng cần quan tâm đến lĩnh vực này, điều cực kì quan trọng là phải phân tích đối thủ, phân tích ở đây để biết họ đang làm gì, đang SEO từ khóa nào, mức độ cạnh tranh ra sao để từ đó có chiến lược phù hợp cho cách SEO của mình. Không nói đến việc chơi bẩn đối thủ nhé  😆 .

Rất đơn giản, bạn vào Google và search với từ khóa cần SEO. SERPs sẽ trả về 1 list những trang web đối thủ đứng top với từ khóa đó. Từ đây bạn sẽ đánh giá được độ khó của từ khóa. Mình search thử với từ khóa “zenfone 5“.

Như hình có thể thấy, các đối thủ đứng top của bạn là những trang web rất mạnh như : thegioididong, fptshop, vienthonga,… Với trường hợp thế này, việc bạn gắng sức SEO 1 từ khóa dài, lượng tìm kiếm thấp, tỷ lệ chuyển đổi không cao cũng sẽ là khá khó để SEO lên top.

Bạn cần đánh giá lại nguồn thực, thời gian và mức độ khả thi của việc xây dựng một hệ thống được mạnh như vậy là có khả năng thực hiện được hay không.

4. Xem xét lại trang web hiện tại của bạn.

Cái này không liên quan đến từ khóa cho lắm nhưng nó ảnh hưởng khá nhiều đến việc bạn SEO cho từ khóa của mình có lên top nổi không. Khi tiếp nhận 1 dự án SEO, bạn cần nghiên cứu lại website sẽ SEO. Nếu đó là một trang web tốt, thì bạn SEO sẽ đỡ vất vả hơn rất nhiều.

Nhưng nếu đó là một trang web : nghèo nàn nội dung, nội dung không chất lượng, thường copy bài viết, không cập nhật nội dung… thì lúc này bạn cần vạch ra một kế hoạch rõ ràng từng bước cải tiến trang web, cần đầu tư những gì, thời gian dự kiến sẽ kéo dài bao lâu, bao nhiêu ngân sách là đủ, và mục tiêu của bạn đến đâu là khả thi.

Qua công thức nghiên cứu từ khóa đơn giản cũng như 4 tiêu chí đánh giá độ khó của từ khóa, mình tin bạn sẽ biết cách đánh giá được tiềm năng cũng như thách thức cho từ khóa bạn muốn SEO.

Với từng bài viết của mình, mình muốn cung cấp cho các bạn một Quy trình làm SEO đầy đủ, để bạn có thể tự lực tiếp nhận một dự án SEO nào, biết cách lên kế hoạch cho chiến dịch SEO của mình.

Như mình đã nói nhiều lần, làm SEO chúng ta cần sự linh hoạt, kết hợp giữa các yếu tố-tiêu chí và cảm thụ cá nhân để đưa ra quyết định đúng cho từ khóa SEO. Ngoài ra cần không ngừng tìm hiểu, trao dồi kiến thức xã hội, đa dạng các lĩnh vực ngành nghề để có thể là một SEOer chất lượng, kiến thức tốt, xây dựng Content tốt.

Các nội dung chính trong bài viết này theo mình đã đủ cung cấp cho bạn một nền tảng chuyên môn cho việc Nghiên cứu từ khóa trong SEO. Còn khá nhiều kiến thức nâng cao về Nghiên cứu từ khóa mình sẽ đầu tư viết cho Series SEO nâng cao, khi mới học bạn chỉ cần nắm những điều trên là đủ, tránh tình trạng “overload” hiểu mơ hồ rất nguy hiểm.

Kiến thức thì không bao giờ là đủ, bạn cần nỗ lực tìm tòi thêm nhiều. Từng bài viết của mình sẽ được update qua thời gian, ngay khi mình học được kiến thức nào mới và test qua nó, mình sẽ update cho các bạn.

Hi vọng bài viết tại Blog mình hữu ích cho hành trình học tập SEO của bạn. Chúc bạn SEO tốt.